Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Ngày đăng: 08/02/2023 19:52
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 08/02/2023 19:52
![]() |
Đoàn Giám sát làm việc tại trường PTDT nội trú-THCS, huyện Krông Năng |
Về các bộ sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đều được đánh giá là có thiết kế mới mẻ, hấp dẫn về hình thức, cấu trúc, kênh hình, kênh chữ đẹp, rõ ràng. Nội dung có sự phân hóa, sắp xếp theo trật tự chủ đề, cách dẫn dắt học sinh khám phá cái mới, cách tổ chức dạy học để tạo hứng thú cho học sinh. Các bộ sách đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, phù hợp, cùng hướng tới mục đích cần đạt theo thông điệp của từng bộ sách. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như lượng kiến thức đưa vào các bài học còn quá lớn với năng lực của học sinh, phần lớn các bộ sách quá nhiều hình ảnh, nhiều ảnh to sẽ gây mất chú ý cho học sinh. Ở cấp tiểu học, nội dung bài học và các hoạt động đảm bảo khai thác được việc tổ chức dạy và học để đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, phù hợp đặc điểm học sinh và địa phương. Nội dung phân chia từng chủ điểm, chủ đề từng bài kiến thức rõ ràng, phù hợp với chương trình tổng thể. Mạch kiến thức dàn trải từ dễ đến khó. Cấu trúc các bài tập hợp lí, logic. Trong các bài có tích hợp các kiến thức thực tế giúp học sinh phát huy năng lực bản thân. Chất lượng sách tốt, màu sắc đẹp. Ở cấp trung học, cấu trúc Sách giáo khoa nói chung và cấu trúc nội dung các phần ở mỗi bài học có tính kế thừa Sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh thuận tiện khi theo dõi. Nội dung các bài học biên soạn bám sát với yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mỗi bài học trong Sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học. Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong Sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.
![]() |
Đoàn Giám sát làm việc tại trường PTTH Krông Bông, huyện Krông Bông |
Việc thực hiện xã hội hóa Sách giáo khoa tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức có năng lực, điều kiện tham gia vào biên soạn Sách giáo khoa, tạo ra sự cạnh tranh, tạo động lực cho các nhà khoa học, các tác giả, nhóm tác giả và các nhà xuất bản có được những bộ sách có chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh đem đến những lợi ích thiết thực cho xã hội cho giáo viên và học sinh. Có nhiều bộ Sách giáo khoa là nguồn tài liệu tốt để cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh sử dụng. Công tác phát hành sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cũng được đảm bảo thực hiện. Các nhà xuất bản đã kịp thời in ấn và cung ứng Sách giáo khoa các lớp cơ bản đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Việc xây dựng, biên soạn, thẩm định, in và phát hành tài liệu giáo dục của địa phương được thực hiện theo kế hoạch, lộ trình; Ban Biên soạn và Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương là các nhà khoa học, nghệ nhân, giảng viên, giáo viên của các trường THCS, THPT và của các trường đại học; cán bộ, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo có uy tín, có trách nhiệm, tâm huyết tham gia biên soạn và thẩm định nên trong quá trình tổ chức biên soạn và thẩm định có nhiều thuận lợi. Hiện nay, tài liệu giáo dục của địa phương lớp 1, lớp 2, lớp, 6, lớp 7 tỉnh Đắk Lắk đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và triển khai giảng dạy trong các nhà trường. Đối với tài liệu giáo dục của địa phương lớp 3, lớp 8, lớp 9 đã hoàn thành thực hiện biên soạn và thẩm định trình UBND tỉnh xem xét trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Lớp 10 tiếp tục thẩm định lần thứ 2 và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Về kinh phí đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 được đảm bảo đúng kế hoạch, lộ trình của Quốc hội, với tổng kinh phí thực hiện gần 7.300 tỷ đồng…
![]() |
Đoàn Giám sát làm việc với UBND huyện Krông Bông
|
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, bất cập hạn chế như: Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, việc giới thiệu Sách giáo khoa phải thực hiện theo hình thức trực tuyến, gây khó khăn trong quá trình đọc, nghiên cứu, thảo luận và tiếp thu cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Một số môn lựa chọn Sách giáo khoa, ở một số trường không có giáo viên chuyên môn (như môn Âm nhạc, Mỹ thuật…) nên các trường THPT phải hợp đồng giáo viên trên địa bàn để đảm bảo các tiêu chí quy định tham gia lựa chọn; Về xây dựng, biên soạn, thẩm định, in và phát hành tài liệu giáo dục của địa phương do đội ngũ biên soạn ở địa phương chưa có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nên gặp khó khăn về thu thập và xử lí tư liệu; một số thành viên của Ban Biên soạn và Hội đồng thẩm định thường xuyên có những thay đổi (nghỉ hưu, chuyển công tác, ốm đau...) nên phải thực hiện lại quy trình bổ sung. Về giá thành Sách giáo khoa hiện nay còn cao so với Sách giáo khoa hiện hành. Vì vậy, phụ huynh, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, niền núi như Đắk Lắk gặp rất nhiều khó khăn để mua trọn bộ Sách giáo khoa học tập.
Về cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn chưa đảm bảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt là vẫn còn một số trường phải sử dụng các phòng học tạm và thiếu phòng học, phải học nhờ các cơ sở khác. Hệ thống sân chơi, bãi tập, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất, phát triển thể thao học đường và các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn rất thiếu thốn.
![]() |
Đoàn Giám sát làm việc với UBND huyện Krông Năng
|
Việc bố trí giáo viên dạy các môn tích hợp, các môn học mới còn nhiều khó khăn bất cập. Bộ môn khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật chưa có giáo viên được đào tạo liên môn nên các phân môn do từng giáo viên phụ trách riêng lẻ đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của bộ môn.
Thiết bị dạy học tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh ở thời điểm hiện tại hầu hết là những thiết bị cơ bản của các môn Tin học, Ngoại ngữ, thiết bị thí nghiệm, thực hành Lý, Hóa, Sinh với danh mục, số lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng của giáo viên, học sinh nhưng không đủ danh mục, số lượng của các bộ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định…Một số môn đặc thù như tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học; Âm nhạc, Mỹ thuật cấp tiểu học và THPT không có đủ nguồn để tuyển dụng mặc dù có chỉ tiêu biên chế giao. Kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nên việc mua sắm thiết bị dạy học theo hướng tích cực, hiện đại như: Ti vi, bảng tương tác nhiều trường còn thiếu.
![]() |
Đoàn Giám sát làm việc với UBND tỉnh
|
Kết luận tại buổi làm việc với UBND tỉnh và các sở, ban ngành liên quan, bà Lê Thị Thanh Xuân - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cấp chính quyền và ngành giáo dục địa phương trong công tác triển khai thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa ban tỉnh. Đồng chí đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dận tỉnh triển khai tốt Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội trên địa bàn, tăng cường giám sát, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh; chỉ đạo các sở, ban, ngành và các cơ quan đơn vị có liên quan tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ tài liệu, làm rõ thêm một số vấn đề mà các thành viên trong Đoàn giám sát đã nêu, bổ sung, chỉnh sửa các biểu mẫu, số liệu đảm bảo đầy đủ nhằm hoàn chỉnh báo cáo. Căn cứ vào quá trình giám sát thực tế tại các cơ sở giáo dục, địa phương trên địa bàn và báo cáo của UBND tỉnh, Đoàn sẽ tổng hợp và Báo cáo với Quốc hội theo quy định.
![]() |
Bà H’Yim Kdoh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu với Đoàn Giám sát
|
Phát biểu tại buổi làm việc, Bà H’Yim Kdoh - Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp thu ý kiến trao đổi, nhận định của Đoàn giám sát, đồng thời, đã chỉ đạo các sở, ban, ngành hoàn thiện báo cáo và các hồ sơ tài liệu có liên quan gửi cho Đoàn Giám sát theo đúng quy định.