Tìm hiểu: quy trình lập pháp của Quốc hội
Ngày đăng: 11/10/2024 21:37
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 11/10/2024 21:37
Bài đọc:
Quy trình lập pháp của Quốc hội bao gồm: quy trình xây dựng, ban hành luật, ban hành nghị quyết của Quốc hội và quy trình xây dựng, ban hành pháp lệnh, ban hành nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
1. Quy trình xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội gồm 06 bước cơ bản: (1) Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; (2) Soạn thảo dự án luật, dự thảo nghị quyết; (3) Thẩm tra; (4) Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; (5) xem xét thông qua dự án luật, dự thảo nghị quyết; (6) Công bố luật, nghị quyết, cụ thể:
(1)- Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: (1) Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hằng năm trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; (2) Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.
(2)- Soạn thảo dự án luật, dự thảo nghị quyết: Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội do cơ quan chủ trì soạn thảo, Ban soạn thảo tiến hành theo quy trình. Tuỳ từng trường hợp, Ban soạn thảo dự án luật, dự thảo nghị quyết sẽ được thành lập bởi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; bộ hoặc cơ quan ngang bộ; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
(3)- Thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội: Dự án luật, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra (gọi chung là cơ quan thẩm tra), cụ thể: (1) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chủ trì thẩm tra dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và dự án, dự thảo khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao. (2) Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra về những nội dung liên quan đến lĩnh vực do mình phụ trách, gửi văn bản tham gia thẩm tra đến cơ quan chủ trì thẩm tra và cử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra.
(4)- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết: Tùy theo tính chất và nội dung của dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể xem xét, cho ý kiến một lần hoặc nhiều lần, cụ thể: (1) Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo. (2) Đối với dự án, dự thảo do Chính phủ trình thì người được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền trình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự án, dự thảo, trừ trường hợp cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. (2) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, dự thảo nghị quyết có ý kiến khác với ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.
Các đại biểu làm lễ chào cờ tại phiên khai mạc sáng 23/10 (ảnh: Quochoi.vn)
|
(6)- Công bố luật, nghị quyết: (1) Chủ tịch nước ban hành lệnh công bố luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật được thông qua. Đối với luật được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày luật được thông qua. (2) Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua. Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
2. Quy trình xây dựng, ban hành Pháp lệnh, ban hành nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm 05 bước cơ bản: (1) Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; (2) Soạn thảo dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; (3) Thẩm tra dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; (4) Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; (5) Công bố pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể:
(1)- Lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: (1) Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hằng năm trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; (2) Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước (Lập Chương trình xây dựng luật của Quốc hội và Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giống nhau).
(2)- Soạn thảo dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do cơ quan chủ trì soạn thảo, Ban soạn thảo tiến hành theo quy trình. Tuỳ từng trường hợp, Ban soạn thảo dự án luật, dự thảo nghị quyết sẽ được thành lập bởi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; bộ hoặc cơ quan ngang bộ; Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Nguồn sơ đồ: http://cspl.mic.gov.vn
|
(4)- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết tại một hoặc hai phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
(5)- Công bố pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội : (1) Chủ tịch nước ban hành lệnh công bố pháp lệnh chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua. Đối với pháp lệnh được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Chủ tịch nước công bố luật chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua. (2) Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua. Đối với nghị quyết được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì Tổng thư ký Quốc hội công bố nghị quyết chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày nghị quyết được thông qua.
3. Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn trong một số trường hợp sau đây:
(1) Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn. (2) Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (3) Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (4) Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội. (5) Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.
Theo đó, so với quy trình lập pháp thông thường, quy trình rút gọn có lược bỏ bớt một số bước, rút ngắn thời gian thực hiện các bước, đơn giản hoá hồ sơ, tài liệu. Xin trân trọng tổng hợp, khái quát quy định hiện hành về quy trình lập pháp của Quốc hội để bạn đọc tham khảo./
Thanh Việt