Đoàn giám sát số 13 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Đắk Lắk làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
Ngày đăng: 18/05/2023 06:33
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 18/05/2023 06:33
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 209/KH-ĐGS, ngày 13/4/2023 của Đoàn Giám sát số 13 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về giám sát kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở các xã khu vực III, thôn, buôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2013 – 2020. Theo đó, chiều ngày 17/5/2023, Đoàn giám sát số 13 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Lê Văn Cường, Ủy viên Thường trực – Trưởng Ban Dân tộc của HĐND tỉnh làm Trưởng Đoàn đã tiến hành giám sát tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí: Y Jăn Buôn Krông, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; H’Giang Niê, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn, Ủy viên Ban Dân tộc của HĐND tỉnh; H’ BLă MLô, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Buôn Hồ, Ủy viên Ban Dân tộc của HĐND tỉnh; Y Car Ênuôl, Phó Trưởng Ban Dân tộc của HĐND tỉnh; Rơ Lưk Bông, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh, Thành viên Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Vân Anh, Phó trưởng Ban Pháp chế của HĐND tỉnh; Phạm Ngọc Linh, Phó Trưởng phòng Chinh sách Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh.
Quang cảnh Đoàn giám sát làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
|
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh về: (1) Chương trình cho vay theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn: Tổng nguồn vốn được giao là 52.000 triệu đồng; tổng doanh số cho vay là 20.776 triệu đồng với số hộ vay vốn là 1.409 hộ, gồm: Cho vay tạo đất sản xuất là 0 triệu đồng và cho vay chuyển đổi ngành nghề là 20.776 triệu đồng với 1.409 hộ (trong đó: Năm 2014 có doanh số cho vay 660 triệu với số hộ vay vốn là 44 hộ; năm 2015 có doanh số cho vay 2.535 triệu đồng với số hộ vay vốn là 175 hộ và năm 2016 có doanh số cho vay 17.581 triệu đồng với số hộ vay vốn là1.190 hộ); tổng dư nợ đến 31/12/2016 là 20.228 triệu đồng với 1.190 hộ vay còn dư nợ; tổng doanh số thu nợ là 8.566 triệu đồng và tổng dư nợ đến 31/12/2020 là 12.210 triệu đồng, với 842 hộ vay còn dư nợ; (2) Chương trình cho vay theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc tù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020: Tổng nguồn vốn được giao là 58.500 triệu đồng; doanh số cho vay 58.321 triệu đồng với 1.397 lượt hộ vay vốn, gồm: Doanh số cho vay tạo đất sản xuất là 10.654 triệu đồng với 245 hộ vay vốn và cho vay chuyển đổi nghề là 47.667 triệu đồng với 1.152 hộ vay vốn (trong đó: Năm 2018 có doanh số cho vay 15.134 triệu đồng với số hộ vay vốn 437 lượt hộ; năm 2019 có doanh số cho vay 20.187 triệu đồng với số hộ vay vốn 463 hộ và năm 2020: Doanh số cho vay 23.000 triệu đồng, số hộ vay vốn 497 hộ); doanh số thu nợ là 1.588 triệu đồng; tổng dư nợ đến 31/12/2020 là 56.733 triệu đồng với 1.366 hộ đang dư nợ (trong đó: cho vay tạo đất sản xuất là 10.133 triệu đồng với 235 hộ; cho vay chuyển đổi nghề là 46.600 triệu đồng với 1.131 hộ vay còn dư nợ).
Đồng chí Y Jăn Buôn Krông, Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị Ngân hàng CSXH tỉnh làm rõ một số nội dung
|
Trao đổi, thảo luận tại buổi giám sát, các thành viên Đoàn giám sát đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh làm rõ những vấn đề liên quan như: Vốn ủy thác của địa phương chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh hằng năm để hỗ trợ cho các hộ nghèo vay; quy chế phối hợp chính quyền địa phương để xét duyệt cho các hộ nghèo, hộ yếu thế trong xã hội để Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho vay; Chương trình 755 có nguồn vốn được giao cao và giải ngân thấp, chưa được 50%; …
Đồng chí Trần Thị Thắm, Trưởng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng, Ngân hàng CSXH tỉnh trao đổi làm rõ một số nội dung với Đoàn giám sát
|
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị bích Thảo, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã làm rõ những vấn đề liên quan theo đề nghị của các thành viên Đoàn giám sát và có một số kiến nghị, đề xuất như: (1) Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành: Khi ban hành chính sách cần xác định rõ nguồn lực để triển khai thực hiện đảm bảo theo mục tiêu đề ra; đồng thời bố trí kinh phí đủ, kịp thời theo nhu cầu và đồng bộ giữa nguồn vốn hỗ trợ với nguồn vốn vay tín dụng để triển khai thực hiện có hiệu quả; (2) Đối với UBND tỉnh: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để ưu tiên bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ DTTS trên địa bàn. Chỉ đạo gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư chương trình tín dụng chính sách xã hội với mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương; quan tâm bố trí quỹ đất ở, đất sản xuất và tư liệu sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng nhằm từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch giữa vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa với các vùng khác trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Lê Văn Cường, Ủy viên Thường trực – Trưởng Ban Dân tộc của HĐND tỉnh làm Trưởng Đoàn giám sát kết luận buổi giám sát
|
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Văn Cường, Ủy viên Thường trực – Trưởng Ban Dân tộc của HĐND tỉnh đánh gia cao công tác chuẩn bị của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để làm việc với Đoàn giám sát, ghi nhận những kết quả mà Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã đạt được trong thực hiện Chương trình 755 và Chương trình 2085. Đồng thời, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đề xuất tăng định mức cho vay đối với chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; rà soát các thủ tục còn vướng cần tháo gỡ để đẩy nhanh giải ngân vốn vay cho hộ nghèo; các huyện có số hộ nghèo cao cần đề xuất thêm nguồn vốn cho vay; … để thực hiện tốt Chương trình 1719 (Quyết định số: 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025) trong thời gian tới./.