Một số kinh nghiệm hoạt động của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026
Ngày đăng: 16/10/2024 07:29
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 16/10/2024 07:29
Bài đọc:
Ban Dân tộc được HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X được bầu ra tại Kỳ họp thứ Nhất có 07 thành viên, Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban hoạt động chuyên trách và 05 thành viên hoạt động kiêm nhiệm. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Dân tộc đã xây dựng Quy chế hoạt động của Ban và căn cứ chức năng, lĩnh vực công tác của thành viên để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên theo dõi và thực hiện. Ban hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Trong quá trình hoạt động, Ban luôn bám sát Nghị quyết của HĐND tỉnh, chương trình hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, chương trình công tác hằng năm của Ban để thực hiện; chịu sự chỉ đạo điều hoà, phối hợp hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh. Trong công tác, lãnh đạo Ban luôn có mối quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan; thực hiện phối hợp công tác với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội khi có yêu cầu; duy trì và thực hiện tốt mối liên hệ và phối hợp giữa các Ban của HĐND tỉnh; xây dựng mối quan hệ công tác với Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành của tỉnh, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND cấp huyện và các cơ hữu quan ở cấp huyện.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát 06 chuyên đề, 04 đợt khảo sát. Các nội dung giám sát về chính sách đặc thù của dân tộc tập trung giám sát về việc thực hiện phát triển nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ đất và các chương trình có nguồn kinh phí đầu tư lớn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như các chương trình Mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; ... có liên quan trực tiếp đến việc nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS (về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc,...); giám sát các quá trình xây dựng, tác động của các công trình, dự án thu hồi đất ảnh hưởng đến đời sống, việc làm, sinh kế và sinh hoạt của đồng bào DTTS; việc thực hiện, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý; thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ cho học sinh DTTS; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ nước sinh hoạt…
Ban Dân tộc tổ chức giám sát chuyên đề thuộc lĩnh vực phụ trách của Ban
(nguồn: TTTĐT của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh)
|
Lãnh đạo Ban tham gia Đoàn giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND tỉnh
(nguồn: TTTĐT của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh)
|
Lãnh đạo Ban thực hiện tốt việc phân công, nhiệm vụ của các thành viên trong Ban; tham gia Hội nghị tiếp xúc cử tri, công tác tiếp công dân định kỳ theo phân công của Thường trực HĐND tỉnh và các hoạt động khác như: Tham dự Hội nghị trực tuyến; Hội nghị giao ban Thường trực HĐND các tỉnh Nam miền Trung và Tây Nguyên và các hội nghị, cuộc họp do Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và đơn vị, địa phương tổ chức; tham dự và góp ý kiến đối với Dự án Luật do Đoàn ĐBQH tỉnh và các dự thảo Nghị quyết do Thường trực HĐND tỉnh tổ chức. Dự làm việc với Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương; tham dự dự thính Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV; tham dự Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố Nam Trung bộ và Tây Nguyên tại Đà Nẵng; tham dự Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực miền Đông Nam bộ; dự Hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của HĐND hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa; tham dự Hội nghị Tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024…
Lãnh đạo Ban tham dự phiên họp định kỳ của Thường trực HĐND tỉnh
(nguồn: TTTĐT của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh)
|
Qua thực tiễn hoạt động và trên cơ sở kết quả đạt được, Ban rút ra một số kinh nghiệm như sau:
(1) Cần giành thời gian phù hợp để nghiên cứu sâu, rộng, nắm vững nội dung chuyên môn và các đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật; các Nghị quyết, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND; Chương trình, kế hoạch công tác của Ban, của Thường trực HĐND tỉnh để thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định.
(2) Để hoạt động giám sát, khảo sát thực sự có hiệu quả thì các kết luận, kiến nghị sau giám sát, khảo sát phải đúng, chính xác, tính khả thi cao; theo đó công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, khảo sát phải được quan tâm đúng mức; các kiến nghị phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát tổ chức triển khai thực hiện...
(3) Xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch, chương trình công tác của Ban chặt chẽ, gắn với chương trình hoạt động của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh; thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng nội dung giám sát, khảo sát, thẩm tra đến từng thành viên để các thành viên nâng cao trách nhiệm và hội tụ trí tuệ tập thể, để vừa phát huy sức mạnh của tập thể, vừa nêu cao trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động của Ban nhằm có kết quả tốt hơn.
(4) Tăng cường huy động các chuyên gia có chuyên môn tham gia tư vấn hỗ trợ và tận dụng lợi thế về chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, sự am hiểu chuyên sâu của các chuyên gia là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của Ban. Cần tăng cường công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động với các tỉnh bạn và có sự phối hợp với Thường trực, các Ban HĐND cấp huyện trong hoạt động lĩnh vực chuyên môn.
Khánh Trà (TH)