Ban Văn hóa - Xã hội giám sát công tác xây dựng, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và việc cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2020 đến nay
Ngày đăng: 05/12/2023 22:38
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 05/12/2023 22:38
Thực hiện Kế hoạch số 681/KH-HĐND ngày 13/10/2023, Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND tỉnh tổ chức giám sát công tác xây dựng, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và việc cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2020 đến nay. Đoàn giám sát đã tổ chức khảo sát thực tế tại một số trường mầm non, trường phổ thông công lập trên địa bàn huyện Ea Kar, Krông Bông, Buôn Đôn và thành phố Buôn Ma Thuột, giám sát thông qua báo cáo đối với UBND các huyện còn lại và giám sát trực tiếp tại một số sở, ngành.
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh phát biểu
tại buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Tính đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có 1006 trường, trong đó có 920 trường công lập và 86 trường ngoài công lập với tổng số 15.225 lớp học và 438.642 học sinh. Số học sinh trung bình/lớp học cơ bản đảm bảo theo quy định.Trong giai đoạn từ năm 2020 đến 30/6/2023, trên địa bàn tỉnh đã xây mới được 310 trường, với tổng kinh phí là 1.251.793 triệu đồng; số trường được cải tạo là 1.649 trường, với tổng kinh phí cải tạo là 1.170.193 triệu đồng. Giai đoạn từ 01/01/2020 đến 30/6/2023 toàn tỉnh đã công nhận được 286 trường, trong đó có 90 trường mầm non, 102 trường tiểu học, 80 trường THCS và 14 trường THPT. Tính đến 30/6/2023 toàn tỉnh đã công nhận được 592/1006 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 58,8%, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của UBND tỉnh giao (Kế hoạch năm 2023: 58%). Trong giai đoạn từ năm 2020- 6/2023 có 220 trường được công nhận lại.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, các trường đạt chuẩn cơ bản có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được chú trọng đầu tư và từng bước được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Về diện tích, khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập, tường rào, cây xanh cơ bản các trường học đảm bảo tiêu chuẩn, có môi trường cảnh quan sư phạm, xanh - sạch - đẹp - an toàn. Phần lớn các trường đạt chuẩn quốc gia có phòng, nhà thư viện với nhiều đầu sách tham khảo; một số trường đang triển khai mô hình thư viện thân thiện, khu vui chơi vận động, khu trải nghiệm sáng tạo, bể bơi, nhà đa năng nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển các phẩm chất năng lực cho học sinh. Nhiều trường đã trang cấp, mua sắm các trang thiết bị hiện đại để phục vụ đổi mới phương pháp dạy học như máy chiếu, bảng tương tác thông minh, ti vi. 100% trường đạt chuẩn quốc gia được trang bị máy tính kết nối mạng Internet để phục vụ việc quản lý, tra cứu tài liệu cho giáo viên, học sinh; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu đảm bảo.
Để tiếp tục thực hiện chỉ tiêu đến hết năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu đạt ít nhất 60% trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học và đến hết năm 2025, phấn đấu 100% trường đạt chuẩn theo chu kỳ 5 năm được xét công nhận lại và từ 3% đến 5% số trường được nâng chuẩn, nhu cầu đến năm 2025, tổng số lượt trường có nhu cầu cải tạo, xây mới là 1.955 trường, nhu cầu kinh phí 1.832.132,32 triệu đồng.
Ảnh: Đồng chí Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo
phát biểu tại buổi làm việc
|
Kết thúc buổi làm việc, Đoàn giám sát đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo cần tích cực phối hợp với các ngành, các huyện tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo bố trí tập trung nguồn lực các chương trình, dự án để đầu tư cơ sở vật chất cho xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn đối với các nhà trường trong quá trình thực hiện; chỉ đạo các trường trực thuộc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học./.
BQ