Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND tỉnh khảo sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách bảo tồn Voi tỉnh Đắk Lắk
Ngày đăng: 03/06/2025 16:36
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/06/2025 16:36
Bài đọc:
Thực hiện Thông báo số 252/KH-HĐND ngày 11/4/2025 của Ban Văn hóa – Xã hội về khảo sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định một số chính sách bảo tồn Voi tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2022 đến nay, ngày 20/5/2025, Đoàn khảo sát của Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND tỉnh đã tổ chức khảo sát thực tế tại huyện Lắk và Buôn Đôn.
![]() |
Ảnh: Đồng chí Lê Văn Cường, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, Trưởng Đoàn khảo sát
phát biểu tại buổi làm việc với UBND huyện Lắk
|
Đến nay, toàn tỉnh còn 35 cá thể Voi, phân bố ở huyện Buôn Đôn 23 cá thể và huyện Lắk 10 cá thể, xã EaKao thành phố BMT 01 cá thể và huyện Krông Ana 01 cá thể; có 17 cá thể đực và 18 cá thể cái. Toàn bộ số Voi thuần dưỡng trong tỉnh đã được lập hồ sơ quản lý gồm các thông tin: Chủ sở hữu, địa chỉ, tên Voi, nguồn gốc Voi, tuổi, tính biệt, kèm theo là bộ nhật ký chăm sóc sức khỏe, sinh sản của mỗi cá thể Voi nhà. Mỗi cá thể Voi đều được gắn chíp định danh để quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe cho đàn Voi của tỉnh. Công tác quản lý, giám sát số lượng Voi nhà trong thời gian qua luôn theo dõi chặt chẽ đã hạn chế và ngăn chặn được việc di chuyển Voi trái phép ra ngoài tỉnh. Trong số 35 cá thể Voi hiện nay có sức khỏe tốt, thường xuyên được chăm sóc nâng cao phúc lợi, trong đó các cá thể Voi của Trung tâm Bảo tồn Voi, Vườn quốc gia Yok Đôn và một vài cá thể Voi của tư nhân tham gia mô hình du lịch thân thiện với Voi (19 cá thể) có phúc lợi tốt hơn các cá thể Voi phục vụ du lịch cưỡi Voi. Vì Voi được tự do đi lại để tìm kiếm thức ăn, ăn những loại thức ăn ưa thích, cần thiết cho cơ thể nên sức khỏe tốt hơn, tình thần thoải mái và được thể hiện những tập tính đặc trưng của loài Voi. Hàng năm, Trung tâm bảo tồn Voi đã tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho các cá thể Voi, từ năm 2022 đến năm 2024, Trung tâm đã tổ chức được 16 đợt khám định kỳ và điều trị đột xuất cho các cá thể Voi thuần dưỡng mỗi khi Voi bị bệnh, do đội ngũ các bác sỹ thú y của Trung tâm phối hợp bác sỹ thú y của cơ quan Thú y vùng V và chuyên gia đến từ tổ chức động vật Châu Á đã kịp thời phát hiện và chữa trị được nhiều ca bệnh mà trước đây Voi có thể chết do nhiễm trùng đường ruột, bệnh lao...
![]() |
Ảnh: Đoàn khảo sát tổ chức khảo sát thực tế tại khu vực quy hoạch chăn thả Voi
trên địa bàn huyện Lắk
|
![]() |
Ảnh: Du khách tham gia chương trình du lịch thân thiện với Voi
|
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo tồn Voi luôn được chú trọng, từ năm 2022 đến nay, các đơn vị đã cử nhiều lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn công tác thú y, lớp nâng cao năng lực tuần tra bảo vệ rừng, ứng dụng công nghệ thông tin trong tuần tra giám sát Voi hoang dã (phần mềm SMART), sử dụng máy bẫy ảnh trong giám sát Voi và các loài động vật hoang dã… do các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước tổ chức.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Nghị quyết quy định một số chính sách bảo tồn Voi tỉnh Đắk Lắk từ năm 2022 đến nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập như: Trung tâm được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2011, nhưng đến nay việc cấp kinh phí đầu tư vẫn thấp (Ngân sách đầu tư công từ ngày 01/01/2022 đến nay không được bố trí), chưa đáp ứng được nhu cầu để hoạt động. Vì vậy, đến nay cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cần thiết cho hoạt động chuyên môn vẫn chưa được trang bị đầy đủ dẫn đến thực hiện nhiệm vụ chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến kết quả chuyên môn; Năm 2025, Trung tâm Bảo tồn Voi được giao 31 chỉ tiêu biên chế viên chức, biên chế trực tiếp tham gia vào công tác bảo tồn Voi là 07 viên chức trong khi đơn vị phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, ngoài bảo tồn Voi còn có nhiệm vụ cứu hộ động vật hoang dã và quản lý bảo vệ rừng với hơn 10 ngàn héc ta rừng, đây là một trong những khó khăn lớn đối với Trung tâm hiện nay; công tác bảo tồn Voi là một nhiệm vụ mới đặc thù trong hoạt động về quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, cán bộ làm bảo tồn Voi chưa được đào tạo chuyên môn sâu trong các trường Đại học, thiết bị chuyên dụng chưa được trang bị dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình chữa bệnh, gây mê, phẫu thuật, chữa trị bệnh, làm các xét nghiệm thú y phục vụ cho nghiên cứu sinh sản, cứu hộ giám sát Voi hoang dã khi gặp nạn bị thương và giải quyết các vấn đề về xung đột Voi- người; Voi hoang dã sinh sống tại những cánh rừng tự nhiên trên địa bàn 03 huyện Buôn Đôn, Ea Súp và Ea H’leo. Nhưng hiện nay diện tích rừng tự nhiên đang bị nhiễu loạn, chia cắt xây dựng các công trình phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng...làm môi trường sống của Voi mất cân bằng, thức ăn, nước uống của Voi bị cạn kiệt. Người dân và doanh nghiệp sản xuất gần rừng trồng những loài cây trồng là thức ăn ưa thích của Voi như chuối, lúa, ngô, sắn mỳ,…đã dẫn dụ Voi đến ăn, phá hoại gây xung đột. Voi hoang dã bị xua đuổi đã hung dữ hơn đã tấn công con người và phá hoại hoa màu, tài sản. Chưa có những dự án/ đề tài nghiên cứu sâu, cơ bản về Voi tại Đắk Lắk như đeo vòng GPS định vị, xác định kích thức quần thể, hành lang di chuyển để làm cơ sở xác định các giải pháp căn cơ, khoa học cho bảo tồn bền vững quần thể Voi hoang dã và sinh cảnh sống của Voi…;Với số lượng còn lại 35 cá thể Voi nhà lớn tuổi, đã sống lâu năm cùng với con người, Voi phải sống đơn độc sử dụng chủ yếu phục vụ du lịch, do đó Voi ít có cơ hội gặp gỡ để sinh sản. Nguồn thức ăn từ tự nhiên cho Voi ngày càng khan hiếm, khẩu phần ăn không được đầy đủ, chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo; Chưa có các văn bản QPPL, Chỉ thị cụ thể về việc cấm sử dụng Voi trong các hoạt động du lịch, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác bảo tồn phát triển đàn Voi nhà của tỉnh trong thời gian qua.
![]() |
Ảnh: Đoàn khảo sát trao đổi, nắm thông tin với chủ Voi
|
Văn Nhật - Bích Quyên