Một số nội dung mới của Luật Lưu trữ năm 2024
Ngày đăng: 22/10/2024 14:06
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 22/10/2024 14:06
Bài đọc:
Luật Lưu trữ số 33/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Lưu trữ năm 2024) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 21 tháng 6 năm 2024. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025. Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Lưu trữ năm 2011, Luật Lưu trữ năm 2024 được xây dựng tập trung làm rõ 04 chính sách lớn gồm: (1) thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam; (2) quản lý tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và phát triển Chính phủ điện tử; (3) quản lý tài liệu lưu trữ tư; (4) quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ. Các chính sách trên được quy định thống nhất, xuyên suốt trong toàn bộ Luật Lưu trữ năm 2024 và thể hiện cụ thể ở 06 nội dung trọng tâm sau:
1. Quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ: Luật Lưu trữ năm 2024 bổ sung các quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam theo hướng phân định rõ thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ giữa Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam; giữa cơ quan lưu trữ của Nhà nước ở trung ương và ở địa phương; phân cấp thẩm quyền quản lý tài liệu, cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ các ngành quốc phòng, công an, Bộ ngoại giao.
2. Nghiệp vụ lưu trữ: Luật Lưu trữ năm 2024 có một số quy định mới về nghiệp vụ lưu trữ đã qua quy định cụ thể về thời gian lưu hồ sơ, tài liệu; (1) Về thời hạn nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử; (2) Về nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử; (3) Quy định về lưu trữu tài liệu điện tử và tại liệu số.
3. Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ: Luật Lưu trữ năm 2024 quy định về tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Lưu trữ năm 2011 về tài liệu lưu trữ quý, hiếm; đã xác định phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của công tác lưu trữ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Lưu trữ tư: Luật Lưu trữ năm 2024 xác định rõ phạm vi của lưu trữ tư, là lưu trữ của cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, tổ chức không phải là hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ (khoản 14 Điều 2).
5. Hoạt động dịch vụ lưu trữ: Luật Lưu trữ năm 2024 quy định về các hoạt động dịch vụ lưu trữ và khẳng định các hoạt động dịch vụ lưu trữ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Điều 53); đồng thời, làm rõ phạm vi cung cấp dịch vụ lưu trữ của các tổ chức, cá nhân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động dịch vụ lưu trữ (bao gồm trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; trách niệm của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ lưu trữ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức sử dụng dịch vụ lưu trữ).
6. Quy định “Ngày lưu trữ Việt Nam”: Luật Lưu trữ năm 2024 đã quy định ngày 03 tháng 01 hằng năm là Ngày Lưu trữ Việt Nam nhằm khẳng định vai trò, tầm quan trọng của công tác lưu trữ và ghi nhận công lao, đóng góp của người làm lưu trữ./.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)
|
Thanh Thủy - Tổng hợp