Giao ban Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh với Thường trực Hội đồng nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Ba, nhiệm kỳ 2021 – 2026, tại huyện Krông Pắc.
Ngày đăng: 28/09/2024 14:46
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 28/09/2024 14:46
Bài đọc:
Để đánh giá quá trình tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) hai cấp 6 tháng đầu năm 2024 và chia sẻ một số kinh nghiệm nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND hai cấp trong thời gian tới, chiều ngày 27/9/2024, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Ba, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Trần Phú Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Trần Hồng Tiến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pắc đồng chủ trì hội nghị; tham dự Hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Văn phòng HĐND và UBND của 15 huyện, thị xã, thành phố...
Toàn cảnh Hội nghị
|
Đồng chí Trần Phú Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
phát biểu khai mạc hội nghị.
|
Đồng chí Trần Hồng Tiến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy
Chủ tịch HĐND huyện Krông Pắc phát biểu chào mừng Hội nghị
|
Đồng chí Lê Sỹ Ngọc Hiền, Phó Chủ tịch HĐND huyện Cư Kuin trao đổi kinh nghiệm trong quá trình hoạt động thực tiễn tại địa phương.
|
Nội dung giám sát, khảo sát được chọn lọc, có trọng tâm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tập trung vào những vấn đề bức xúc dư luận, cử tri quan tâm. Kết quả giám sát, khảo sát đã có tác động tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, phản ánh thực tế từ cơ sở yêu cầu UBND có biện pháp giải quyết, điều chỉnh; nhiều vấn đề đã được xử lý khá kịp thời và có hiệu quả để bảo đảm việc thi hành các quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND.
Tuy nhiên, hoạt động của HĐND hai cấp thời gian qua vẫn còn gặp một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc: Trong các kỳ họp HĐND, một số đại biểu chưa chịu khó đầu tư nghiên cứu tài liệu kỳ họp, việc tham gia đóng góp ý kiến cho các nghị quyết, báo cáo trình kỳ họp còn nhiều hạn chế; một số đại biểu còn chưa quan tâm, chú trọng và chủ động trong các hoạt động thảo luận, chất vấn. Trong các kỳ họp số lượng đại biểu tham gia thảo luận và chất vấn còn ít, các ý kiến thảo luận và chất vấn vẫn còn ý kiến chưa chuẩn bị chu đáo nên khi phát biểu ý kiến chưa đi thẳng vào trọng tâm. Một số nội dung trả lời chất vấn tại kỳ họp của UBND huyện và các cơ quan chức năng còn trùng lặp, có lúc né tránh, không trực tiếp giải trình về những vấn đề mà cử tri quan tâm, đổ lỗi cho lý do khách quan…Việc chuẩn bị báo cáo, tài liệu liên quan của UBND gửi các Ban của HĐND thẩm tra đôi lúc còn chậm, làm ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra và việc cung cấp thông tin cho đại biểu HĐND để phục vụ kỳ họp HĐND. Nhiều kiến nghị của cử tri còn chung chung, không rõ ai, cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết; nhiều kiến nghị lặp lại nhiều lần dù đã được cơ quan chức năng trả lời; báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri gửi UBND huyện trả lời, giải quyết còn chậm. Việc theo dõi, giám sát giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đôi lúc chưa được chặt chẽ, thiếu đôn đốc theo dõi nên một số vụ việc còn tồn đọng, kéo dài. Trong hoạt động giám sát của HĐND, chất lượng giám sát chưa sâu, hiệu quả giám sát cần phải đặt trong mối quan hệ với hiệu lực giám sát, việc tiếp thu, thực hiện các kết luận, kiến nghị từ hoạt động giám sát của đối tượng chịu sự giám sát đôi lúc hiệu quả chưa cao. Việc đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện các thông báo kết quả giám sát đôi lúc chưa thường xuyên. Một số đại biểu HĐND tham gia hoạt động giám sát chưa thường xuyên, đầy đủ và chưa đầu tư thời gian nghiên cứu báo cáo để tham gia góp ý, nâng cao hiệu quả giám sát. Một số cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát chuẩn bị nội dung giám sát chưa sâu, thiếu trọng tâm, chưa đáp ứng được yêu cầu cầu của Đoàn Giám sát, ảnh hưởng đến chất lượng giám sát...
Đồng chí Võ Đại Huế, Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Kinh tế - ngân sách, HĐND tỉnh tham gia ý kiến tại Hội nghị
|
Các đại biểu tham quan Nhà trưng bày các sản phẩm ocop
của huyện Krông Pắc
|
Thứ nhất: Tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các mục tiêu, định hướng, kế hoạch phát triển của từng địa phương để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của HĐND theo hướng thực chất, toàn diện, đồng bộ, vừa bám sát quy định của pháp luật, vừa bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và yêu cầu thực tiễn, phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi địa phương. Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động của HĐND.
Thứ hai: Các Ban của HĐND nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động thẩm tra các nội dung trình tại các kỳ họp của HĐND. Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND là một trong những tài liệu quan trọng thể hiện quan điểm của tập thể Ban, giúp cung cấp thông tin cho các đại biểu HĐND, do vậy nội dung báo cáo thẩm tra cần ngắn, gọn, tập trung vào nội dung thẩm tra, thể hiện rõ về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, sự phù hợp, tính khả thi với điều kiện thực tế của địa phương; tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật làm cơ sở để đại biểu HĐND nghiên cứu, thảo luận và quyết định các nội dung tại kỳ họp, thực hiện hiệu quả chức năng quyết định của HĐND.
Thứ ba: Tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức các cuộc giám sát khảo sát, đảm bảo thực hiện đồng bộ giữa việc mở rộng phạm vi, đối tượng giám sát, khảo sát với việc lựa chọn nội dung giám sát, khảo sát có trọng tâm, trọng điểm liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm, các dự án quan trọng, các chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu có ảnh hưởng lớn đến đời sống dân sinh, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, dư luận xã hội, báo chí phản ánh; đặc biệt là những nội dung về kinh tế, tài chính, hành chính, tư pháp và công tác tổ chức, cán bộ. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm, hiệu quả tham gia của đại biểu HĐND là thành viên Đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND và Tổ đại biểu HĐND. Tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận giám sát, tái giám sát thông qua việc hệ thống hoá và phân công theo dõi việc thực hiện.
Thứ tư: Chú trọng việc lựa chọn những vấn đề cần phải xem xét, giải trình, chất vấn tại Phiên họp Thường trực HĐND. Trên cơ sở kết quả giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND ý kiến, kiến nghị của cử tri, phương tiện thông tin đại chúng... Thường trực HĐND các cấp xem xét, lựa chọn các vấn đề cần yêu cầu UBND, các ngành giải trình, trả lời chất vấn. Kết luận phiên họp giải trình, chất vấn được gửi đến đại biểu HĐND, cơ quan, tổ chức có liên quan và UBND cấp mình để triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát.
Thứ năm: Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết đơn khiếu nại của công dân, đặc biệt là những đơn tồn đọng, bức xúc, kéo dài chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa hợp tình hợp lý, vi phạm trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết. Quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi, quản lý, giải quyết đơn của công dân, tránh tình trạng chuyển đơn chồng chéo hoặc đã hết thẩm quyền giải quyết.
Đề nghị HĐND, Ban HĐND, Văn phòng HĐND hai cấp trong tỉnh cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, có những giải pháp đột phá, thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, ngày càng khẳng định và nâng cao vị trí, vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của từng địa phương và toàn tỉnh năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Phương An