Ngày làm việc thứ 2 của đại biểu Quốc hội Đoàn Đắk Lắk tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Ngày đăng: 29/10/2023 12:41
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 29/10/2023 12:41
Sáng 24/10, Quốc hội thảo luận tại Tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2024-2026 Báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng…
Chủ trì thảo luận, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh; dự thảo luận có đồng chí Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội và đại biểu Quốc hội khóa XV của 04 tỉnh: Đắk Lắk, Bắc Ninh, Lạng Sơn và Hậu Giang
![]() |
Phó trưởng Đoàn, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk Lê Thị Thanh Xuân phát biểu thảo luận tại Tổ sáng ngày 24/10/2023
|
Đối với vấn đề giá cả của nông sản. Hiện nay, có tình trạng giá cả nông sản của một số mặt hàng tăng rất cao. Đặc biệt như tại Đắk Lắk chúng tôi là mặt hàng sầu riêng, nội dung này gây ra hiện tượng tranh mua, tranh bán và tình trạng loạn giá, dẫn đến một bộ phận người nông dân sẽ tăng sản lượng bằng mọi cách, rồi lạm dụng chất kích thích tăng trưởng, tự phát, mở rộng vùng trồng. Điều này sẽ tạo ra một nguy cơ hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và thương hiệu sầu riêng của Việt Nam. Vừa rồi tỉnh Đắk Lắk của chúng tôi đã được xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, với tình trạng hiện nay, chúng tôi rất mong muốn Chính phủ, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cũng có giải pháp để hỗ trợ cho địa phương điều tiết nội dung liên quan đến mặt hàng nông sản trên địa bàn của tỉnh chúng tôi cũng như các tỉnh Tây Nguyên.
Về tình hình kinh tế xã hội. Báo cáo của Chính phủ cũng có đề cập nội dung này và chúng tôi thấy rằng nó ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đó là việc phê duyệt quy hoạch hiện nay là còn chậm. Theo báo cáo của Chính phủ, hiện nay Chính phủ mới ban hành được 16/39 quy hoạch ngành quốc gia, 14/63 quy hoạch tỉnh và hết tháng 9 thì có 90/110 quy hoạch được thẩm định xong và đang hoàn thiện trình để phê duyệt thì mới đạt 81,8%. Chúng tôi thấy việc lập, phê duyệt quy hoạch chậm này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, công tác lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch đất cấp huyện và phương án sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường cộng với hệ thống văn bản pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, quy định chưa rõ ràng, các văn bản hướng dẫn chậm ban hành đã ảnh hưởng rất lớn đến việc các địa phương phát triển kinh tế xã hội, rồi triển khai các dự án. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương, các ngành khẩn trương hoàn thành trình cấp có thẩm quyền thông qua các quy hoạch.
Đối với vấn đề an ninh trên một số lĩnh vực như: nông thôn, đô thị, dân tộc thì có nhiều diễn biến phức tạp. Đề nghị Chính phủ tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động trong công tác đấu tranh với các loại tội phạm và nhất là nhữngtội phạm công nghệ cao đang xảy ra trên thực tế. Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa việc ban hành các chính sách về việc làm cho thanh niên, nhất là những chính sách hỗ trợ cho lao động, thanh niên làm việc trong khu vực phi chính thức. Đại biểu cho rằng, đó là những nội dung liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm để có giải pháp hỗ trợ các địa phương.
Liên quan đến Nghị quyết số 119 về cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Đà Nẵng. Đối với Đắk Lắk, vừa qua Quốc hội cũng đã ban hành cơ chế đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột. Những nội dung chúng tôi thực hiện thì không giống như của thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy rằng khi chúng ta xây dựng nghị quyết, những đánh giá tác động, rồi quá trình triển khai thực tế thì gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc chúng ta chưa lường hết. Cho nên, việc đề xuất để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi nghị quyết hoặc ban hành một nghị quyết mới chúng tôi thấy cũng rất cần thiết. Cho nên, tôi cũng bày tỏ tán thành với đánh giá của Chính phủ được nêu trong Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Đại biểu cũng thống nhất với đề xuất của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 119 này theo hướng: Thứ nhất, cho phép áp dụng tổ chức thực hiện một mô hình chính quyền đô thị đối với thành phố Đà Nẵng theo hướng chúng ta bỏ thí điểm và thực hiện như của thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời sửa đổi, bổ sung một số nội dung; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực tiễn thực hiện mô hình theo như đề xuất của Chính phủ đã nêu. Thứ hai, đề nghị cho phép sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 119 cho thành phố Đà Nẵng trên cơ sở thực tiễn địa phương và cũng như đại biểu Nghĩa có nói cũng có nghiên cứu các chính sách mà chúng ta đang áp dụng thí điểm tại các địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, v.v.. nhằm thể chế hóa có hiệu quả và đầy đủ hơn các yêu cầu đặt ra của Nghị quyết 43 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045. Song song với đó là cùng với việc triển khai các nghị quyết khác như Nghị quyết số 26, Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị đối với thành phố Đà Nẵng.
Tiếp tục thảo luận tại Tổ, đại biểu Nguyễn Thị Xuân - Đoàn Đắk Lắk cho rằng: tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023 cũng như dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của Chính phủ đã nêu rất rõ và cụ thể trong Báo cáo của Chính phủ. Đại biểu nhấn mạnh thêm, trước tình hình thế giới có nhiều biến động rất mạnh, đặc biệt những cuộc chiến tranh cục bộ xảy ra ở các khu vực giữa Nga và Ukraine cũng như gần đây tại dải Gaza với Palestine và Hamas rõ ràng tình hình thế giới như vậy đã tác động ảnh hưởng rất mạnh đến vấn đề thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, cũng như thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước ta. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và của Chính phủ, đặc biệt hơn nữa là sự đồng hành trách nhiệm với những quyết sách đúng đắn, kịp thời cũng như là sự giám sát thiết thực của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ủng hộ chung sức đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, chúng ta đã phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị và có sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, chúng ta đã đạt được những thành quả rất quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
![]() |
Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng&An ninh, đại biểu Đắk Lắk phát biểu tại phiên họp thảo luận ở Tổ
|
Hiện nay, Đắk Lắk có những doanh nghiệp đầu tư rất lớn về điện năng lượng mặt trời, điện gió mà chi phí thì rất lớn. Thế nhưng trong phát triển các dự án điện gió về cơ bản tỉnh cũng quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển năng lượng xanh. Nhưng lại có bất cập có lẽ là tỉnh cũng không thể tháo gỡ được, mà phải tầm ở Trung ương phải là Bộ Công thương. Mặc dù chúng tôi biết là tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Công thương hướng dẫn nhưng mà đến giờ này thì văn bản của tỉnh vẫn chưa được Bộ Công thương trả lời, đó là việc hướng dẫn về đền bù cho người dân ở trong khu vực vùng bán kính Tubin điện gió 300m, do đó cũng cần quan tâm nội dung này.
Còn đối với đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Đoàn Đắk Lắk cho rằng, khi nghiên cứu báo cáo của Chính phủ trình kỳ họp này và các đại biểu phát biểu trước đều thống nhất một điều là tình hình chung của cả đất nước và của địa phương, trong đó có Đắk Lắk chịu tác động những khó khăn khách quan nhất định, cũng xin được chia sẻ với Chính phủ về những khó khăn, mặc dù có dự báo nhưng thấy rằng những vấn đề phát sinh nó phức tạp và những yếu tố tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên những khó khăn đó thì trong nỗ lực chung của Chính phủ, cũng đã có sự chỉ đạo, điều hành bám vào các chỉ tiêu đề ra và kết quả đến giờ phút này 9 tháng, chúng ta đã có 10/15 chỉ tiêu đạt được. Có những chỉ tiêu rất quan trọng thì chúng ta đã tập trung đạt và vượt, trong đó có các chỉ tiêu liên quan tới vấn đề an sinh xã hội và văn hóa xã hội cũng đã được Nhân dân, cử tri cả nước rất đồng tình ủng hộ. Chính phủ cũng nỗ lực rất lớn để tháo gỡ được nhiều vướng mắc, tạo những cơ chế, chính sách phù hợp thực tiễn, tháo gỡ những bất cập, khó khăn hiện nay đối với người dân, doanh nghiệp.
Đại biểu ví dụ: Ngay việc đấu thầu giá thuốc, thiết bị y tế hiện nay, Chính phủ đã kịp thời ban hành các nghị định, thông tư phần nào phản ánh Chính phủ đã kịp thời giải quyết những vấn đề cử tri quan tâm, phản anh. Đặc biệt các cơ sở y tế hiện nay cũng đã giúp được phần nào tại địa phương để tháo gỡ được trong vấn đề đảm bảo nguồn thuốc và chăm sóc sức khỏe người dân.
Theo đó, đại biểu đề nghị Chính phủ cần ghiên cứu, xem xét lại vấn đề liên quan tới dự báo, đánh giá tình hình trong năm 2024 phải sát hơn, cụ thể hơn để chúng ta đề ra mục tiêu, chỉ tiêu và quyết tâm thực hiện. Bởi vì một trong những nguyên nhân mà chúng ta thấy những chỉ tiêu chúng ta chưa đạt được hoặc đạt thấp là do dự báo tình hình chưa sát, đại biểu cho rằng chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế chung trong kế hoạch năm 2024 này đề ra phấn đấu đạt 6,5%. Trong khi đó năm 2023 thì chúng ta dự báo ước đạt cho đến cuối năm 2003 khoảng đầu trên 5% trăm thôi.
Trong năm vừa qua, trên cơ sở thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã thành lập được ban điều phối và điều phối vùng để thực hiện phát triển kinh tế liên vùng, liên kết vùng. Đó là một cái ban đầu cho công tác tổ chức chúng ta điều hành các vấn đề thực hiện liên kết vùng. Đề nghị Chính phủ năm 2024, tiếp tục từ Ban điều phối này cần có những chỉ đạo sâu hơn và ban hành thêm những chính sách để thể hiện sự liên kết vùng, tạo được sự bền vững, phát triển, tạo đầu ra sản phẩm từ các vùng trong cả nước, để đảm bảo được các sản phẩm của từng vùng, các lợi thế từng vùng được phát triển, được lưu thông và có những thị trường ổn định để cho người dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, từ liên kết vùng này thì cũng có những mô hình tăng trưởng sâu. Chúng tôi cho rằng, những mô hình tăng trưởng sâu để từ đó các vùng có những sự chỉ đạo, liên kết, hỗ trợ với nhau.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Đắk Lắk Nguyễn Thị Thu Nguyệt - Bí thư Thị ủy Buôn Hồ phát biểu tại phiên họp thảo luận Tổ
|
Tiếp tục Chương trình kỳ họp, chiều ngày 24/10 Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự./.
Phòng công tác Quốc hội