Kinh nghiệm về công tác giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp
Ngày đăng: 27/09/2024 13:21
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 27/09/2024 13:21
Bài đọc:
Hoạt động tư pháp là việc thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền tự do, tính mạng nhân phẩm, danh dự, tài sản… của công dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân; bảo vệ pháp chế, chế độ XHCN, quyền làm chủ của Nhân dân.
Tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị xã Buôn Hồ, thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ Ba, nhiệm kỳ 2021 - 2026, tại huyện Krông Pắc, ngày 27/9/2024, Ban Pháp chế của HĐND tỉnh đã chia sẻ một số kinh nghiệm về công tác giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Theo đó, Ban Pháp chế xác định, việc giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong hoạt động giám sát của HĐND theo luật định. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Ban Pháp chế đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, với các hoạt động giám sát cụ thể sau đây:
Một là, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp thông qua công tác thẩm tra báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Tại các kỳ họp thường lệ, HĐND tỉnh đều xem xét báo cáo công tác của Chánh án TAND tỉnh, của Viện trưởng VKSND tỉnh, Cục trưởng Cục THADS tỉnh và của UBND tỉnh về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luât. Việc xem xét báo cáo được đánh giá toàn diện trên các mặt công tác, như việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật định; kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; công tác xây dựng, kiện toàn, củng cố phát triển ngành; thực hiện các chủ trương, đường lối về cải cách tư pháp, các phương hướng, giải pháp trong thời gian tới.
Để chuẩn bị thẩm tra, Ban Pháp chế đã tổ chức khảo sát, nắm tình hình chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp ở địa phương; yêu cầu cơ quan tư pháp cung cấp thông tin, tài liệu liên quan làm cơ sở cho việc thẩm tra được đầy đủ, toàn diện.
Toàn cảnh Hội nghị giao ban lần thứ Ba, nhiệm kỳ 2021 - 2026
|
(1) Ngành KSND tỉnh có nhiều nhiệm vụ tỷ lệ giải quyết đạt 100% như: tỷ lệ bắt, tạm giữ chuyển xử lý hình sự; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn, đúng tội danh; khởi tố bị can đối với trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; kiểm sát vụ án hình sự ngay từ khi khởi tố...
(2) TAND hai cấp, với số vụ, việc thụ lý và giải quyết ngày càng tăng, nhưng trong năm 2023, TAND hai cấp của tỉnh đã giải quyết 13.626/14.571 vụ, việc đã thụ lý (đạt 93,5%) - nhiều nhất trong các tỉnh thuộc Cụm thi đua số 7 (gồm các tỉnh: Khánh Hòa, Gia Lai, Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Nông, Kon Tum và Đắk Lắk - do Tòa tối cao chia); số vụ án bình quân thẩm phán giải quyết/năm là 94 vụ - cũng dẫn đầu các tỉnh trong Cụm… (Kon Tum 63 vụ/thẩm phán/năm; Ninh Thuận 78 vụ/thẩm phán/năm…)
Đặc biệt, số lượng án hành chính thụ lý tăng mạnh nhưng TAND hai cấp đã tập trung, chú trọng giải quyết được 269/275 vụ - đạt tỷ lệ 97,8% - số liệu này cũng cao nhất Cụm thi đua số 7.
Ban Pháp chế tổ chức họp thẩm tra các Báo cáo của các cơ quan tư pháp trình kỳ họp
|
(4) Tội phạm về trật tự xã hội được kiềm giảm mạnh; tỷ lệ điều tra khám phá án nói chung và tỷ lệ điều tra khám phá án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; khám phá nhanh nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận quan tâm…
Hai là, thông qua hoạt động giám sát chuyên đề tại các cơ quan tư pháp
Trong trong thời gian qua, Ban Pháp chế đã tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp với các chuyên đề như: chấp hành các quy định về tố tụng hành chính đối với người bị kiện là UBND, Chủ tịch UBND các cấp trên địa bàn; về công tác thi hành án treo và cải tạo không giam giữ; về công tác THADS…
Thông qua việc giám sát trực tiếp tại các đơn vị, Ban đã chỉ ra những tồn tại, thiếu sót, trách nhiệm của lãnh đạo của từng cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kịp thời có những kiến nghị để các cơ quan tư pháp tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả; góp phần để các các cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan này thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cũng như quán triệt chỉ đạo, chấn chỉnh, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, kiện toàn về tổ chức và tăng cường hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Qua theo dõi được biết phần lớn các kiến nghị của Ban sau giám sát đã được các cơ quan tiếp thu rút kinh nghiệm, có biện pháp khắc phục.
Ba là, thông qua giải quyết khiếu nại, kiến nghị của công dân
Thực tế cho thấy, hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị có tác động quan trọng thúc đẩy các cơ quan tư pháp nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng như xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân đối với hoạt động tư pháp; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp. Thông qua đơn khiếu nại, kiến nghị của công dân gửi đến, Ban đã tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đề nghị cơ quan tư pháp thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời nội dung khiếu nại, kiến nghị của công dân và trả lời cho công dân theo đúng quy định.
Có thể thấy rằng, thông qua hoạt động giám sát của Ban, đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới. Những tồn tại, thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan có xu hướng giảm; tình trạng vi phạm pháp luật và một số loại tội phạm trên địa bàn tỉnh được kiềm chế, giảm rõ rệt, ý thức chấp hành pháp luật trong các tầng lớp nhân dân từng bước được nâng cao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác giám sát đối với hoạt động các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh còn những hạn chế, tồn tại đó là: (1) Tại một số kỳ họp thường lệ, do nội dung nhiều nên việc nghiên cứu, xem xét báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp cũng như báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế chưa được Thường trực HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND tỉnh chú trọng đúng mức dẫn đến một số kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Ban Pháp chế cũng như đại biểu HĐND chưa được các ngành tư pháp làm rõ, giải trình thỏa đáng và khắc phục triệt để; (2) Việc giám sát các cơ quan tư pháp thực hiện các kiến nghị khắc phục những hạn chế, tồn tại chưa thường xuyên, chưa theo sát đến tận cùng trong khi tính chất, yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan tư pháp hết sức đặc thù, đòi hỏi ngày càng cao; (3) Nhiều đại biểu HĐND tỉnh chưa thực hiện tốt vai trò giám sát của mình; chưa quan tâm đến hoạt động của cơ quan tư pháp; thiếu sự theo dõi, giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, thẩm tra… nên chưa có các kiến nghị, đề xuất hữu hiệu để các cơ quan tư pháp khắc phục, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình được hiệu quả hơn.
Từ thực tiễn công tác giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thời gian qua cho thấy, để làm tốt công tác này cần chú trọng thực hiện một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan. Xác định việc giám sát hoạt động các cơ quan tư pháp không chỉ riêng nhiệm vụ, chức năng của HĐND theo luật định mà cần được phát huy vai trò của mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng trong công tác này.
Thứ hai, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đại biểu HĐND, các Ban của HĐND trong hoạt động giám sát. Chú trọng đến hoạt động giám sát chuyên đề có liên quan đến kiến nghị, bức xúc của cử tri, những ý kiến chất vấn của đại biểu đối với việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, góp phần làm trong sạch nội bộ, nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, tạo niềm tin của cử tri vào các cơ quan tư pháp.
Thứ ba, cấp ủy đảng, các cấp có thẩm quyền cần làm rõ trách nhiệm đối với các cơ quan thiếu sự phối hợp trong hoạt động giám sát, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp thu, thực hiện các kiến nghị sau hoạt động giám sát và để xảy ra những sai phạm trong việc tổ chức thực hiện chuyên môn của ngành mình sau khi có kiến nghị giám sát.
Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật; tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thực hiện nhiệm vụ giám sát nói chung và giám sát hoạt động tư pháp nói riêng cho đại biểu HĐND.
Ngọc Sơn - TH